Dạy học sinh Việt Nam về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo từ cấp phổ thông

Tác giả hhmabroad 27/03/2025 9 phút đọc

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục sở hữu trí tuệ dành cho học sinh phổ thông tại Việt Nam".

Hội thảo nhằm tạo diễn đàn mở mang tính chuyên môn sâu để trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp thiết thực, từ đó xác định các yếu tố cần thiết để đưa nội dung sở hữu trí tuệ vào giảng dạy tại các cấp học phổ thông ở Việt Nam. Hội thảo cũng là cơ hội để các nhà quản lý giáo dục, thầy cô giáo, chuyên gia sở hữu trí tuệ cùng chung tay xây dựng mạng lưới hợp tác nhằm thúc đẩy công tác giáo dục sở hữu trí tuệ cho thế hệ trẻ Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức sở hữu trí tuệ cho học sinh phổ thông, từ đó ươm mầm tư duy cho những nhà sáng tạo tương lai.

4ebe569a-c97e-4c68-aaf2-96e63339468c-79740039697033568072813
 

Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lưu Hoàng Long phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lưu Hoàng Long cho biết, để phát triển đồng bộ và bền vững hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia, nội dung giáo dục sở hữu trí tuệ cho thế hệ trẻ, đặc biệt là từ cấp phổ thông là một trong những việc làm cần thiết được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) khẳng định. Nhiều quốc gia cũng đã triển khai hiệu quả, từng bước hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong cộng đồng; qua đó, góp phần tạo dựng một xã hội văn minh, tiên tiến.

Ở Việt Nam, thời gian qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực về sở hữu trí tuệ cho cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, giáo dục sở hữu trí tuệ cho học sinh phổ thông là một vấn đề mới, chưa được triển khai một cách bài bản và thường xuyên. Sáng kiến xây dựng chương trình giáo dục sở hữu trí tuệ cho học sinh, hướng tới tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong toàn xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng đã đặt ra trong Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

Tại hội thảo, bà Tedla Altaye, Trưởng Bộ phận phụ trách đào tạo trực tuyến của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) nhấn mạnh về mối liên hệ mật thiết giữa sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Sở hữu trí tuệ không chỉ là một quyền hay cơ chế bảo hộ có thể thực thi mà còn là nền tảng của sự sáng tạo, tăng trưởng kinh tế, trao quyền và tiếp cận thị trường. Ngày nay, tài sản vật chất như: Đất đai, cơ sở sản xuất không còn chiếm ưu thế trong cuộc sống hàng ngày. Sở hữu trí tuệ-tài sản vô hình được chuyển hóa từ những ý tưởng vô hình thành sản phẩm bởi thực tế công nghệ được thúc đẩy bởi những ý tưởng và được biến đổi thành sản phẩm.

Điều này cho thấy những ý tưởng hiện nay có giá trị và ý nghĩa hơn bao giờ hết và sở hữu trí tuệ là nền tảng thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Hiện nay, sở hữu trí tuệ chưa được đưa vào giáo dục chính thức ở nhiều quốc gia, dù là các nước phát triển hay đang phát triển. Điều này làm hạn chế nhận thức của giới trẻ về sở hữu trí tuệ khi họ chỉ được tiếp xúc với sở hữu trí tuệ trong cuộc sống sau này. Bà Tedla Altaye cũng chia sẻ một số kinh nghiệm trong phát triển và triển khai chương trình giáo dục và đào tạo về sở hữu trí tuệ cho học sinh tại Việt Nam.

 

Tác giả hhmabroad Admin
Bài viết trước Mỹ thu hồi tư cách pháp lý của hơn 500.000 người nhập cư

Mỹ thu hồi tư cách pháp lý của hơn 500.000 người nhập cư

Bài viết tiếp theo

Học bổng chính phủ New Zealand Manaaki Scholarships 2025: Mọi điều bạn cần biết

Học bổng chính phủ New Zealand Manaaki Scholarships 2025: Mọi điều bạn cần biết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Du học HHM
0389812568